Maude Rose ‘Lores’ Bonney đang được Google Doodle kỷ niệm là người phụ nữ đầu tiên bay một mình từ nước Úc đến nước Anh. Bà đã trải qua nhiều cơ bão và sống sót sau hai vụ tai nạn, thậm chí đã húc vào một đàn trâu nước trong chuyến đi lịch sử vào năm 1933 của mình.
[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Nghe bản tin Podcast Audio”]
Theo đó, nữ phi công Maude Rose ‘Lores’ Bonney đang hiển thị trang trọng trên trang chủ Google sinh năm 1897 này thực sự đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên bay một mình từ Úc đến Anh. Một hành trình khó khăn và đầy gian khổ dài 157 giờ.

Cột mốc quan trọng này đang được kỷ niệm bằng Google Doodle trên trên trang chủ tìm kiếm. Google đã khiến cho cả thế giới tưởng nhớ đến một nữ huyền thoại đã làm nên dấu ấn trong ngành hàng không ngay từ lúc còn sơ khai.
Theo Independent, ông Matt Cruickshank – người tạo ra Doodle đã chia sẻ về việc vẽ nên biểu tượng cho trang chủ Google nhân sự kiện quan trọng này: “Tôi lớn lên trong những câu chuyện bằng tranh về những nhà thám nam, và thành tựu mà Bonney đã tạo nên đã làm nên những ký ức tốt đẹp về chuyến phiêu lưu của phái nữ. Bà ấy là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người.”
Quay lại lịch sử, nữ phi công Bonney vượt qua những cơn bão lớn, sống sót sau hai vụ tai nạn và thậm chí đâm máy bay vào một đàn trâu nước trong chuyến đi năm 1933 của mình.
Maude Rose ‘Lores’ Bonney sinh ra ở Nam Phi, và lớn lên ở Anh, sau đó là nước Úc. Bà có niềm đam mê đặc biệt với máy bay và giấc mơ này thực sự bùng cháy khi bà là một hành khách trên chuyến bay cùng với anh chồng của mình vào năm 1928.
Trong vòng hai năm, bà ấy đã kiên trì thực hiện rất nhiều chuyến bay và đã có một chuyến bay một mình đầu tiên trên chiếc máy bay cỡ nhỏ có tên My Little Ship. Bà thực hiện chuyến bay kéo dài 15 giờ từ Brisbane, Queensland để đến ăn tối với cha cô ở Wangaratta, Victoria.
Không bằng lòng với chiến công đã thực hiện vào năm 1933 khi bay từ Úc đến Vương quốc Anh, bốn năm sau, bà trở thành người đầu tiên bay một mình từ Úc đến Nam Phi.
Ở thời điểm mà công nghệ máy bay còn rất thô sơ, tiêu chuẩn cũng khác xa bây giờ, Maude Rose ‘Lores’ Bonney đã phải thực hiện tất cả các công việc bảo dưỡng và “đáng sợ” nhất là phải điều khiển máy bay qua nửa vòng trái đất mà không có radio.

Tiếp theo trong danh sách của bà là một chuyến đi vòng quanh thế giới qua Nhật Bản, Alaska và Mỹ, nhưng Chiến tranh Thế giới Thứ hai nổ ra khiến mọi chuyện phải dừng lại. Bà mất ở Queensland năm 1994, khi được 97 tuổi.
Bà đã được Vua George V trao tặng một MBE, và Cúp Bonney vẫn được trao hàng năm cho một nữ phi công xuất sắc của Anh. Hiệp hội Phi công Phụ nữ Úc (Australian Women Pilots Association) cũng đã thiết lập một chiếc cúp để vinh danh cô.
[blog type=”alt” heading=”Xem thêm bài mới nhất” heading_type=”block” /]