Với hơn 90% công đoạn được thực hiện tự động bởi robot, dây chuyền sản xuất mẫu smartphone cao cấp Huawei P30 Pro có thể tạo ra một chiếc điện thoại trong 28 giây.
[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Nghe bản tin Podcast Audio”]
Theo quy định, khách tham quan nhà máy sản xuất smartphone của Huawei không được mang theo máy ảnh, điện thoại vì lý do bảo mật. Trước khi vào bên trong nhà máy, TechTimes được cấp một chiếc thẻ đeo VIP dành cho truyền thông và bộ trang phục chuyên dụng gồm áo choàng cách nhiệt chống bức xạ, mũ trùm và bọc giày.

Như bạn có thể thấy, bên trong nhà máy sản xuất smartphone rất đơn giản và không cầu kỳ, đặc biệt cực kỳ sạch sẽ. Tất cả các sàn đều làm bằng thép chống tĩnh điện, và đây cũng là lý do tại sao khách tham quan cần mặc quần áo và mũ chuyên dụng bắt buộc như đã nhắc ở trên.

Trong một giờ, TechTimes đã được “mục sở thị” từng công đoạn khác nhau liên quan đến việc lắp ráp để thành phẩm một chiếc smartphone, từ chip cho đến PCB…

PCB là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện. Nhìn chung các quy trình gắn và ép chip lên PCB là hoàn toàn tự động thông qua máy móc chứ không có người nào đứng giám sát dây chuyền này.

Trong khi đó các quy trình kiểm tra độ bền và lỗi phát sinh trên smartphone cũng phức tạp và tốn nhiều thời gian đến mức máy móc phải thay thế con người đảm đương luôn công việc này. Cụ thể, một camera đặc biệt sẽ giám sát mọi bộ phận được gắn vào PCB và xác minh vị trí đó là chính xác thì mới được thông qua. Tiếp đến các PCB sẽ được chuyển sang lò lưu lượng nhiệt độ cao để hoàn thành quá trình lắp đặt.

Các bước kiểm tra camera, sóng 2G/3G/4G, cảm biến, màn hình… đều được thực hiện bằng máy với các công cụ chuyên biệt được cài bên trong ROM của bo mạch và thiết bị chủ bên ngoài. Các phần mềm điều khiển cho mỗi công được được Huawei viết riêng và đa phần chạy trên Windows XP và Windows 7.
Sau khi “xuất lò”, các bo mạch PCB đã được gắn các thành phần chính như pin, màn hình, camera và nhiều bộ phận riêng biệt khác được ráp vào, sẽ được chuyển đến khâu lắp ráp cuối cùng đó chính là gắn nắp lưng vào để hoàn thành một chiếc smartphone chỉnh chu – công đoạn này do công nhân phụ trách.
Mỗi chiếc điện thoại sẽ được đặt vào bên trong vỏ nhựa bảo vệ, sau đó một chiếc máy sẽ đặt chúng vào một ngăn kéo và rồi robot chuyển chúng đến khâu QA (đảm bảo chất lượng) và đóng gói.
Tất cả điện thoại đều có phần mềm kiểm tra, các máy thực hiện một loạt các bài kiểm tra (thậm chí có cả bài kiểm tra thả rơi cơ bản) và cài đặt hệ điều hành.

Huawei nói rằng họ có thể sản xuất được một chiếc smartphone chỉ trong thời gian 28 giây. Đặt trường hợp muốn sản xuất mẫu mã khác, chỉ cần cấu hình lại dây chuyền lắp ráp là có thể tạo ra được một chiếc smartphone hoàn toàn khác.
Mỗi tầng của mỗi nhà máy có thể chứa khoảng 15 dây chuyền lắp ráp, và mỗi nhà máy có một vài tầng.
Được biết, trong năm 2018, Huawei đã xuất xưởng được hơn 200 triệu chiếc smartphone. Như vậy, đại khái công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy rơi vào khoảng 550.000 triệu chiếc.

[blog type=”alt” heading=”Xem thêm bài mới nhất” heading_type=”block” /]